Bát chánh đạo là gì? Gồm những gì và ứng dụng trong cuộc sống là chủ đề hôm nay pgdninhphuoc.edu.vn cùng bạn tìm hiểu. Hãy đọc thật kĩ bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.!
Phật Giáo chứa đựng rất nhiều những lý luận sâu sắc về con người và cuộc sống nơi trần thế và Bát Chánh Đạo là một trong số đó. Vậy thì Bát Chánh Đạo là gì? Bao gồm những điều nào và có ứng dụng ra sao trong cuộc sống hiện đại? Cùng muahangdambao.com tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết ngay sau đây nhé!
Bát Chánh Đạo là gì? Hình Bát Chánh Đạo như thế nào?
Ở trong bài giảng pháp đầu tiên của Đức Phật tại vườn Lộc Uyển, Ngài đã nhắc tới Đạo đế – đây là một trong bốn chân lý của Tứ Diệu đế. Theo đó, để có thể chứng ngộ được Đạo đế, giải thoát bản thân khỏi kiếp luân hồi và bước từng bước đến cõi niết bàn thì cần phải tu tập chăm chỉ theo Bát Chánh Đạo.

Bát Chánh Đạo hay Bát Chính Đạo, Bát Thánh đạo (tiếng Phạn có nghĩa là āryāstāngika – mārga) có thể hiểu là con đường chân chính được chia làm tám chi, là giáo lý vô cùng căn bản được đề cập tới trong Đạo đế. Con đường tám chi đó sẽ bao gồm: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và cuối cùng là Chánh định. Trong Phật giáo, con đường có tám chi trong Bát Chánh Đạo thường được biểu tượng bằng hình ảnh một chiếc bánh xe có 8 cái nan hoa.
Bát Chánh Đạo tiếng Anh sẽ là gì?
Trong tiếng Anh, cụm từ “The Eightfold Path” có nghĩa là Bát Chánh Đạo. Cụm từ này thường được sử dụng trong Phật giáo.
Bát Chánh Đạo gồm những gì?
Nội dung chính của con đường tám chi trong Bát Chánh Đạo bao gồm:
Chánh kiến
Chánh kiến được coi là nhánh đầu tiên của con đường giải thoát con người ta đến với sự an lạc. “Chánh” ở đây có nghĩa là ngay thẳng, là sự đúng đắn còn “kiến” là thấy, nhìn, là nhận thức, sự nhận biết. Do đó, “Chánh Kiến” được hiểu nôm na là sự nhận thức đúng đắn, sự sáng suốt của trí tuệ.
Theo Đức Phật, việc đầu tiên trên con đường Bát Chánh đạo là phải hiểu đúng chính xác vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự nhận thức bây giờ và sau này của chúng ta về thế giới quan cũng như nhân sinh quan. Chánh kiến không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc “hiểu biết” trên mặt lý thuyết mà nó còn là “hiểu” đến tường tận, đặt sự “biết” đó trong chính trải nghiệm của chúng ta.
Giống như khi ta tìm hiểu về Tứ Diệu đế, trước nhất ta sẽ phải có 1 cái nhìn tổng quan về bốn sự thật căn bản nhất nhưng để thật sự “thấm” và “hiểu” thì ta lại cần rành rẽ thế nào là khổ, là tập, là đạo, là diệt.
Như vậy hiểu biết chân chánh tức chính là hiểu được tất cả sự vật hiện hữu trên thế gian đều từ nhân duyên sinh ra, không có cái gì là trường tồn mãi mãi và nó luôn biến đổi từng ngày, từng giờ. Hiểu rằng trên đời này có nhân quả và nghiệp báo; nhận thức được sự hiện hữu của bản thân ta, của mọi người, mọi vật tại chính thời điểm này; nhận thức được những khổ đau, vô ngã, vô thường của vạn pháp,…
Chánh tư duy
Chánh tư duy chính là bước thứ hai của Bát Chánh Đạo, có nghĩa là những suy nghĩ chân chánh, không trái lại với lẽ phải. Từ hiểu biết đúng đắn (Chánh kiến) khiến ta có suy nghĩ đúng, hiểu được bất cứ hành trình nào cũng sẽ có gian khó hay cạm bẫy rình rập nhưng ta vẫn luôn kiên trì và tin tưởng vào con đường mà mình đã chọn.
Suy nghĩ chân chánh chính là sự nghĩ đến, hiểu được nguồn cội gây ra khổ đau cho mình và cho người chính là sự vô minh, là thói tham – sân – si. Từ hiểu biết ấy ta mới bước vào con đường tu tập, giải thoát cho chính bản thân của mình.

Chánh ngữ
Chi thứ ba trong Bát chánh đạo chính là chánh ngữ hay có thể hiểu là những lời nói chân thật, ngay thẳng. Chánh ngữ là không được nói dối, không nói ra lời thêu dệt vô căn cứ, không nói những lời đâm chọc người khác, không nói lời ác độc, không nói những lời thô tục,…
Trên con đường tìm đến niềm an lạc, ta phải hiểu rằng sức mạnh của lời nói sẽ tác động mạnh mẽ đến bản thân của chúng ta và cả những người khác. Tại sao một lời chỉ trích dù mang ý đúng hay sai thì đều có thể gây ra thất vọng, giận dữ sự tự ti nhưng lời khích lệ lại có thể “cứu sống” cả một con người?
Tóm lại, chánh ngữ tức là thực tập nói những lời thành thật, ngay thẳng, hòa nhã, không có sự thiên vị, nói lời bình dị, nói lời mang tính tuyên dương, khen ngợi, nói lời sao cho mở ra được cánh cửa giác ngộ từ tâm của mỗi con người…
Chánh nghiệp
Chánh nghiệp ơ đây có nghĩa là làm ra những hành động sáng suốt chân chánh. Luyện tập chánh nghiệp chính là đang làm điều thiện nguyện, không có sự sát sinh, không tà dâm, không trộm cướp, làm việc hợp lẽ phải, tôn trọng sự sống của mọi loài sinh vật, không làm tổn hại đến nghề nghiệp, tài sản hay địa vị của người khác, làm những điều có đạo đức…
Nguồn gốc sinh ra sự thù hận, luyến ái, độc ác ở con người chính là do cái tâm tham – sân – si. Vì thế, khi ta thực tập làm điều thiện lương đúng đắn cũng đã khiến cho lòng tham – sân – si không thể khởi sinh lên được, từ đó mà đời sống được trong sạch hơn, mọi người xung quanh cũng được hưởng phước báo.
Chánh mạng
“Mạng” ở đây có thể hiểu là sinh mạng và sự sống của mỗi người. Phật giáo thường đề cao sự bình đẳng của mọi chúng sinh và mọi đời sống. Chính vì thế, Chánh mạng tức là làm những nghề sinh sống chân chánh, thiện lương, không có sự bóc lột, không xâm hại tới lợi ích của kẻ khác. Chi thứ 5 ở trong Bát Chánh Đạo này sẽ khuyến khích việc sống đời trong sạch ở mỗi người, giúp tránh xa những nghề nghiệp có thể tạo nghiệp xấu về sau này như là: Buôn bán vũ khí, đồ tể, buôn người, bán độc dược, bán thú vật quý hiếm để giết hại ăn thịt…
Chánh tinh tấn
“Tinh tấn” ở đây có nghĩa là sự siêng năng, chăm chỉ, cố nắng, chú tâm. Chánh tinh tấn để chỉ sự cố gắng liên tục, không hề nản lòng mà vẫn luôn tập trung đi đến lý tưởng đúng đắn nhất mà chính mình đang theo đuổi. Sự quan trọng của Chánh tinh tấn còn được thể hiện rõ ở chỗ nếu ta đặt ra vô số mục tiêu nhưng bản thân lại không kiên trì tới cùng với nó thì chắc chắn sẽ không thể gặt được quả ngọt cuối cùng.

Chánh tinh tấn là để thực tập tiêu diệt những thói hư, tật xấu đồng thời vun đắp thêm những điều tốt, thực tập trau dồi trí thức và phước đức, kiểm soát tốt bản thân, lời nói, ý nghĩ sao cho đúng đắn, ngay thẳng nhất.
Chánh niệm
“Niệm” ở đây tức là ghi nhớ hay sự suy nghĩ. Trong Chánh niệm còn được chia làm hai yếu tố đó là chánh ức niệm và chánh quán niệm. “Chánh ức niệm” nghĩa là những suy nghĩ về quá khứ, còn “Chánh quán niệm” lại có ý nghĩa là những quan sát ở hiện tại, bắt đầu ở tương lai.
Như vậy, “Chánh niệm” có thể hiểu là khuyến khích thực tập bản thân ý thức rõ ràng được khoảnh khắc ở trong hiện tại và tập trung vào chính xác khoảnh khắc đó. Ví dụ, khi ta đang ăn cơm thì ta ý thức rằng ta đang ăn cơm, khi ta đang đi bộ thì ta cũng ý thức rằng ta đang đi bộ… chứ không phải là 1 hành động xáo trộn bởi các yếu tố khác nhau. Nhiều người ăn cơm nhưng lại không thể ý thức được mình đang ăn cơm vì suy nghĩ còn đang mải mê về công việc dang dở ở công ty về sự tức giận lúc buổi chiều,… nên ăn cơm lại như không phải đang ăn cơm mà giống như một hành động vô thức hơn.
Chánh định
“Định” ở đây có thể được hiểu là thiền định, tập trung toàn bộ tư tưởng để tu tập. “Chánh định” có nghĩa là tập trung tư tưởng vào 1 chân lý đúng đắn, có lợi cho mình và cả người khác. Trên hành trình đến với sự giác ngộ chân lý và niềm an lạc, chúng ta phải thực sự thực hành cũng như thực hành liên tục chứ không thể chỉ dựa vào mỗi lý thuyết suông. Khi ta đạt được tới trạng thái định tâm – tức là tập trung hoàn toàn vào mục đích, đối tượng thì tâm trí chúng ta sẽ thấy được điều mà ta muốn.
Xem thêm:
Bát Chánh Đạo và ứng dụng trong cuộc sống
Vạn vật trên thế gian này đều tồn tại bởi vì một nguyên nhân nào đó và mọi sự việc đều có hai mặt song song của nó. Mọi sự vật đều thay đổi theo từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây. Bởi vậy không có gì là trường tồn mãi mãi cả. Quy luật cuộc sống cũng luôn tồn tại nhân quả và nghiệp báo. Tất cả mọi sự việc đều bởi một chữ “duyên”. Vạn pháp vô ngã vô thường và vạn vật hữu duyên.
Tham – sân – si chính là nguồn gốc của mọi tội lỗi cũng như sự độc ác. Con người cần phải giữ cho tâm mình luôn trong sạch, trong lòng không còn hình bóng của tội ác. Không được phép khởi sinh những tham – sân – si, con người cũng cần phải sống một cuộc đời trong sạch, như 1 dòng suối tươi mát giúp cho mọi người xung quanh cũng được hưởng ân phước.
Ý nghĩa Bát Chánh Đạo là gì?
Bát Chánh Đạo chính là con đường chân chánh có tám chi, giúp cho chúng sanh hướng tới một đời sống cao thượng, hạnh phúc hơn. Bát thánh đạo là tám phương tiện vi diệu giúp đưa chúng sanh đến 1 đời sống an lạc, giải thoát bản thân, tiến đến địa vị của sự giác ngộ. Những bậc Hiền, Thánh thường nương theo tám phương tiện này để đi đến tới cõi Niết bàn, Phật quả.
Ý nghĩa bánh xe Bát Chánh Đạo
Để giúp bạn đọc dễ hiểu hơn, đầu tiên cần nói về hình tượng bánh xe trong Phật giáo ở 1 góc độ dễ hiểu nhất đó là triết lý sống. Một trong những phát minh quan trọng có ảnh hưởng to lớn đến lịch sử của nền văn minh nhân loại đó chính là bánh xe.

Khi ta thử nhìn vào các cơ chế kỹ thuật hay hầu hết những phương tiện giao thông hiện nay. Từ một chiếc xe thô sơ cho đến các hệ thống máy móc hiện đại, tinh xảo, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra vai trò đặc biệt của phát minh này trong đời sống thường nhật của con người. Và trong lĩnh vực tín ngưỡng và văn hoá, bánh xe cũng là một biểu tượng khá phổ biến trong các truyền thống tôn giáo ở nhiều châu lục khác nhau.
Đối với đạo Phật nói riêng thì biểu tượng này đã trở thành một trong những hình ảnh vô cùng tiêu biểu, thiêng liêng và có ý nghĩa to lớn nhất cho sự hiện hữu cũng như sứ mạng của truyền thống tâm linh này đối với toàn bộ nhân loại trong hơn hai ngàn năm qua.
Trong bài viết “Hình tượng của bánh xe trong Phật giáo”, tác giả Thích Đồng Thành đã đưa ra 1 nhận định rằng, trong sự vận hành không ngừng của dòng đời, cuộc sống của mỗi người cũng giống như một bánh xe đang lăn đều trên con đường đời. Điều thú vị là tuy chu vi của bánh xe này lớn, nhưng sự tiếp xúc của bánh xe với bề mặt đường lại chỉ là một điểm nhỏ mà thôi.
Cũng theo tác giả Thích Đồng Thành, nguồn gốc của hình tượng bánh xe ở trong Phật giáo có lẽ được phát xuất từ một câu chuyện trong kinh sách. Chuyện rằng Tôn giả Mục Kiền Liên, vị đệ tử đứng đầu về sự thần thông của Đức Phật, không chỉ hành đạo ở trong cõi người mà còn thường du hoá tới các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và cả cõi trời.
Sau khi phải chứng kiến cảnh chúng sinh chết đi sống lại, bị tàn sát, hành hạ đau đớn trong địa ngục, cảnh muôn thú phải tranh giành, giết hại nhau hay cảnh các loài quỷ bị sự đói khát dằn vặt, cảnh thiên nhân hết phước báu bị đọa lạc rồi dần suy vong, cảnh loài người bị tham ái cấu xé, bức bách trong thảm khốc…, tôn giả đã trở về cõi Diêm Phù Đề (Ấn Độ) và thuật lại những điều mắt thấy tai nghe ấy cho bốn chúng đệ tử của Đức Phật rồi khuyên họ nên ý thức đến những nỗi khổ triền miên ở cõi Ta Bà mà tinh tấn tu trì đang hướng đến cảnh giới vô sinh an tịnh.
Một lần nọ, khi Đức Phật trú tại thành Vương Xá, tôn giả Mục Kiền Liên cũng đã đem những cảnh khổ trên để có thể khuyến hoá các hàng xuất gia. Khi thấy mọi người đang đứng vây quanh và chăm chú lắng nghe tôn giả thì Đức Phật bèn hỏi ngài A Nan tại sao mọi người lại đang vây quanh tôn giả Mục Kiền Liên. Khi biết rõ được nguyên do, Đức Phật bèn dạy: “Trưởng lão Mục Kiền Liên hay là bất cứ một vị Tỳ-kheo nào khác như trưởng lão cũng sẽ không thể cùng một lúc có mặt ở nhiều nơi (để giáo hóa mọi người), vì vậy, nên làm 1 hình bánh xe gồm năm phần để đặt ngay lối ra vào (của tinh xá).”
Lúc ấy, các vị Tỳ-kheo hãy còn phân vân, chưa biết nên thiết kế bánh xe ấy như thế nào thì Đức Phật bèn chỉ dạy như sau: Năm phần của bánh xe sẽ được minh hoạ để tượng trưng cho năm cảnh giới, ba cảnh giới ở phía dưới chính là địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ còn hai cảnh giới bên trên chính là cõi trời và người. Họa cảnh bốn châu là Đông Thắng Thần, Tây Ngưu Hóa, Nam Thiệm Bộ, Bắc Câu Lô cũng được thêm vào.
Ở giữa bánh xe là hình ảnh của ba loài thú là chim bồ câu (dụ cho tham), rắn (là dụ cho sân), và heo (là dụ cho si), hình ảnh giải thoát của chư Phật với cảnh giới Niết Bàn cũng được thể hiện thông qua những vầng hào quang, hàng phàm phu được minh hoạ bởi cảnh những chúng sanh chìm nổi trong nước, vòng bên ngoài còn thể hiện 12 chi phần duyên khởi theo hai chiều thuận và nghịch.
Khi tìm hiểu kỹ hơn về hình tượng bánh xe trong Đạo Phật, không thể không nhắc đến pháp luân. Pháp luân chính là bánh xe pháp. Pháp ở đây là nguyên lý hay những chân lý mà Đức Phật đã chứng ngộ trong đêm thành đạo và sau đó Ngài đã tuyên thuyết chúng cho nhân gian.
Bánh xe pháp sẽ chuyển động không ngừng đại diện cho giáo lý của Đức Phật cũng phát triển không ngừng, hợp thời, hợp cơ, hợp lý nhưng công năng vẫn sẽ là di chuyển, đưa chúng sinh từ nơi tối tăm đến sáng, từ khổ cho đến vui, từ thấp lên cao, từ vô minh cho đến Giác Ngộ, từ địa ngục cho tới Niết-bàn. Bánh xe pháp lăn tới đâu thì cỏ gai, sỏi đá cũng sẽ bị nghiền nát tới đó, mê lầm phiền não từ đó cũng bị dẹp tan.
Bánh xe pháp sẽ chỉ tiến thẳng lên phía trước chứ không bao giờ thoái lui. Bài pháp đầu tiên mà Đức Phật Thích Ca đã giảng ở vườn Lộc-Uyển cho bốn anh em ông Kiều – Trần – Như, nói về Tứ Diệu Đế còn được gọi là Phật chuyển bánh xe pháp lần thứ nhất. Bánh xe pháp được vẽ hình tròn, bên trong có 6, 8 hoặc là 12 gọng. Con số 12 còn tượng trưng cho “Mười hai nhân duyên”, con số 8 thì tượng trưng cho “Bát chánh đạo”, con số 6 lại tượng trưng cho “Lục đạo.

Cảm nhận về Bát Chánh Đạo
Bát Chánh Đạo được đề cập tới trong kinh Trung bộ như sau: “Bởi có chánh kiến, chánh tư duy khởi lên; bởi có chánh tư duy, chánh ngữ khởi lên; bởi có chánh ngữ, chánh nghiệp khởi lên; bởi có chánh nghiệp, chánh mạng khởi lên; bởi có chánh mạng, chánh tinh tấn khởi lên; bởi có chánh tinh tấn, chánh niệm khởi lên; bởi có chánh niệm, chánh định khởi lên; bởi có chánh định, chánh trí khởi lên; bởi có chánh trí, chánh giải thoát khởi lên. Như thế, này các Tỳ-kheo, đạo lộ của vị hữu học bao gồm tám chi phần, và đạo lộ của các vị A-la-hán gồm có mười chi phần”.
Như vậy, 8 chi nhánh của con đường Bát chánh đạo có 1 mối liên quan vô cùng mật thiết với nhau. Trên con đường hướng tới niềm an lạc, sự hạnh phúc thì ta cần thực hành thật tốt Bát chánh đạo, cốt là để rèn thân – khẩu – ý của chính bản thân mình.
Xem thêm: Vô thường là gì? Hiểu đúng ý nghĩa vô thường trong Phật giáo
Hy vọng những thông tin cụ thể nói trên đã giúp người đọc hiểu Bát Chánh Đạo là gì, bao gồm những chánh nào và ứng dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
Danh Mục: Là Gì