Môi trường là gì? Vai trò và biện pháp bảo vệ môi trường

Môi trường là gì? Vai trò và biện pháp bảo vệ môi trường là chủ đề hôm nay pgdninhphuoc.edu.vn cùng bạn tìm hiểu. Hãy đọc thật kĩ bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.!

Môi trường là 1 khái niệm đã quá quen thuộc với chúng ta vì chúng ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại cũng như sự phát triển của con người và sinh vật xung quanh. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ hiểu biết để nắm rõ môi trường là gì. Bài viết sau đây của muahangdambao.com sẽ giải đáp những vấn đề liên quan đến môi trường cho bạn. Cùng bắt đầu nhé!

Môi trường là gì?

Theo định nghĩa trong sách Giáo dục công dân lớp 7, môi trường chính là không gian sống của con người và các loài sinh vật trên Trái Đất hiện nay. Đây cũng chính là nơi cung cấp những tài nguyên thiên nhiên quan trọng như rừng, động thực vật quý hiếm, khoáng sản,… và những yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, phục vụ, ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống, quá trình tồn tại và phát triển của cuộc sống con người. Nhưng đây cũng chính là nơi chứa đựng chất thải do chính con người tạo ra.

Môi trường là gì GDCD 7?
Môi trường là gì GDCD 7?

Môi trường được hình thành nên như thế nào?

Môi trường được tạo ra bởi những yếu tố sau (hay còn được gọi là thành phần môi trường): Không khí, đất, nước, ánh sáng, âm thanh, lòng đất, rừng, núi, sông, hồ, biển cả, sinh vật, các hệ sinh thái, khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và rất nhiều các dạng vật chất khác, v.v.

Cụ thể trong đó là:

  • Không khí, đất, nước, cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái,… sẽ là các yếu tố tự nhiên xuất hiện và tồn tại đồng thời không phụ thuộc vào tư duy và mong muốn của con người. Nó có vai duy trì sự sống của con người và các sinh vật.
  • Khu sản xuất, khu dân cư, di tích lịch sử, thắng cảnh thăm quan,… là những yếu tố vật chất do chính con người tạo ra, được tồn tại và phát triển phụ thuộc vào ý chí của con người. Tác dụng của yếu tố này là làm phong phú cho cuộc sống của con người.

Môi trường nhân tạo là gì?

Không giống như thành phần của môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo sẽ bao gồm các yếu tố thuộc về sự nhân tạo như là các thành phần hóa học, vật lý…

Những yếu tố này đều do con người tạo ra và bị con người chi phối hoàn toàn. Cụ thể, chúng sẽ bao gồm những tiện nghi hiện đại trong cuộc sống như xe máy, ô tô, máy bay, tàu điện, nhà ở, các tòa cao tầng, khu đô thị, công viên giải trí… Các tài nguyên xuất phát từ môi trường nhân tạo chủ yếu là để phục vụ các nhu cầu sản xuất của con người cũng như duy trì sự sống và phát triển.

Ví dụ: Các nước trên thế giới hiện nay đều ứng dụng các tài nguyên từ môi trường nhân tạo để có thể thay thế một phần nhỏ môi trường tự nhiên đã bị hao mòn do con người. Tại Singapore, một khu rừng nhiệt đới đã được hình thành dưới dạng một công viên tham quan. Đặc biệt, bên trong công viên này sẽ có những loài cây tự nhiên mà không thể tồn tại được ở đất nước này.

Hình ảnh vườn nhân tạo tại Singapore
Hình ảnh vườn nhân tạo tại Singapore

Có mấy loại môi trường?

Có nhiều loại môi trường khác nhau, cụ thể là:

  • Môi trường không khí: Là toàn bộ tầng không khí bao quanh bên ngoài Trái Đất, bao gồm các lớp của tầng khí quyển và sự tương tác của nó với phần bề mặt rắn hoặc lỏng của Trái Đất.
  • Môi trường nước: Đây là môi trường tổng hợp lượng nước trên một hành tinh bất kỳ. Môi trường nước sẽ bao gồm nước được tìm thấy ở trên bề mặt hành tinh, dưới lòng đất và cả bên trong không khí và cũng có thể là chất lỏng, hơi hoặc băng tuyết.
  • Môi trường đất: Đây là phần rắn ở bên ngoài của Trái Đất. Môi trường đất còn được gọi là thạch quyển bao gồm phần bên trên của lớp phủ và lớp vỏ, cũng là các lớp ngoài cùng của cấu trúc Trái Đất.
  • Môi trường sinh vật: Là bao gồm tất cả các loài sinh vật sống ở trên Trái Đất.
  • Môi trường biển: Hay còn được gọi là môi trường đại dương là vùng sinh thái hoặc môi trường của một hay là nhiều loài động vật biển khác.
  • Môi trường vi mô: Môi trường này còn được gọi là môi trường sống, chẳng hạn như là các điều kiện độ ẩm, nhiệt độ tối thiểu.
  • Môi trường vĩ mô: Đó là tất cả các điều kiện vật lý và sinh học xung quanh một loài sinh vật hoặc cá nhân, ví dụ như môi trường xã hội.
  • Môi trường sinh thái: Đây là hệ sinh thái của Trái Đất, chủ yếu là hệ thống bao gồm các môi trường như đất, khí, nước và các sinh vật có ảnh hưởng tích cực và tác động tiêu cực lẫn nhau.
  • Môi trường chân không: Là một môi trường mà không có bất kỳ loại không khí hoặc là áp suất nào.

Vai trò của môi trường là gì?

Để có thể đảm bảo sự sống cho con người cũng như các loài sinh vật khác thì môi trường là yếu tố đầu tiên và quan trọng bậc nhất, bởi vì những lý do sau:

Thứ nhất, môi trường chính là nơi chứa đựng tất cả các nguồn tài nguyên cần thiết và hữu dụng cho đời sống cũng như sản xuất của con người. Rất dễ dàng để nhận thấy rằng mọi ngành sản xuất đều gắn liền với các tài nguyên của người mẹ thiên nhiên này, cụ thể như:

+ Trồng lúa cần tới đất nông nghiệp, ngành xây dựng cũng cần vật liệu để xây dựng thô như đất, đá và các loại vật liệu xây dựng thông qua chế biến như xi măng, sắt, thép…;

+ Rừng tự nhiên phục vụ cho chức năng cung cấp nước, gỗ, bảo vệ sự đa dạng của sinh học và thông qua đó có thể cải thiện được môi trường chung của hệ sinh thái;

+ Biển sẽ cung cấp cho chúng ta các nguồn hải sản, nước… nhằm phục vụ nhu cầu sinh tồn của con người và một số loài sinh vật khác.

+ Động vật và thực vật giúp cung cấp nguồn lương thực dồi dào trực tiếp phục vụ cho đời sống của con người chúng ta.

Tua bin gió cung cấp điện năng cho con người
Tua bin gió cung cấp điện năng cho con người

+ Các yếu tố gồm không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió,… cũng sẽ là nguồn cung cấp điện năng và duy trì sự sống trực tiếp cho con người.

Do vậy, có thể thấy nhận thấy rằng con người phụ thuộc trực tiếp và gián tiếp vào môi trường xung quanh. Không có môi trường thì sẽ không có được sự sống của con người.

Thứ hai, môi trường cũng chính là nơi chứa đựng tất cả các loại chất phế thải do con người tạo ra.

Trong quá trình sinh sống và phát triển, còn người gần như phải đào thải tất cả các chất rác thải và phế thải vào môi trường. Các chất này sẽ chịu tác động của các vi sinh vật nên bị phân hủy, biến đổi theo các quá trình sinh địa hóa vô cùng phức tạp khác nhau. Thông qua các quá trình biến đổi tự nhiên, các chất thải có thể tái sử dụng được dưới các dạng thức khác nhau và một phần này sẽ tạo thành các độc tố gây hại cho môi trường sống của chúng ta.

Thứ ba, môi trường đã lưu giữ chức năng lưu trữ cũng như cung cấp các thông tin cho con người.

Môi trường Trái Đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin quan trọng cho con người. Bởi vì chính môi trường Trái Đất sẽ là nơi:

  • – Cung cấp các ghi chép và lưu trữ lịch sử của Trái Đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật cũng như là lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của nền văn minh loài người.
  • – Cung cấp các chỉ thị đặc biệt về không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm họa thiên nhiên đối với con người và những loài sinh vật khác đang sinh sống trên Trái Đất như: Phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra những tai hoạ và các hiện tượng tai biến tự nhiên đặc biệt như là bão, lũ, động đất, núi lửa…
  • – Cung cấp và lưu giữ cho con người những nguồn gen, các loài động thực vật quý hiếm, các hệ sinh thái tự nhiên và cả nhân tạo, các danh lam, cảnh quan có giá trị về thẩm mỹ để có thể thưởng ngoạn, tôn giáo và các nền văn hoá khác.

Thứ tư, bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động xấu từ bên ngoài.

Các thành phần có trong môi trường còn có vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ đời sống của con người và các loài sinh vật tránh khỏi những tác động có hại từ bên ngoài như: Tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ cũng như phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng của ánh sáng mặt trời.

Bảo vệ môi trường là gì? Tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường?

Như thế nào thì được coi là bảo vệ môi trường? Bảo vệ môi trường là các hoạt động được thực hiện với mục đích là giữ cho môi trường luôn trong lành, sạch đẹp; giúp cân bằng lại hệ sinh thái và cải thiện môi trường sống của các loài sinh vật nói chung và con người nói riêng bằng những hành động cụ thể để phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục toàn diện các hậu quả xấu do thiên tai và do chính con người gây ra cho môi trường.

Như vậy, chúng ta có thể hoàn toàn khẳng định rằng: “Bảo vệ môi trường chính là đang bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta và cả thế hệ tương lai sau này.”

Vậy tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường?

Như đã nói ở trên vì môi trường cũng là cuộc sống của chính chúng ta do đó bảo vệ môi trường là đang bảo vệ bản thân minh. Cụ thể:

  • Bảo vệ môi trường chính là đang bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta, vì vậy để giảm thiểu thiệt hại cho hệ sinh thái là điều hoàn toàn cần thiết. Mỗi cá nhân sẽ phải có nghĩa vụ bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm cũng như là các hoạt động xấu khác dẫn đến suy thoái môi trường.
Tầm quan trọng của bảo vệ môi trường là gì?
Tầm quan trọng của bảo vệ môi trường là gì?
  • Hiểu được thế nào là bảo vệ môi trường cũng sẽ giúp chúng ta giảm thiểu được tối đa tình trạng ô nhiễm. Một trong những yếu tố cực kỳ nguy hiểm ảnh hưởng đến môi trường. Nó ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm dẫn đến việc chúng ta ăn phải những loại chất độc hại.
  • Bảo vệ môi trường cũng là để bảo vệ hệ sinh thái và các loài sinh vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng
  • Môi trường cũng có những tác động tích cực nhằm giúp chúng ta bảo vệ hệ sinh thái. Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái khiến cho nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng đòi hỏi chúng ta phải hành động ngay để bảo vệ môi trường.
  • Bảo vệ môi trường cũng là cách tốt nhất để bảo vệ cả thế hệ mai sau. Không chỉ mang lại lợi ích cho con người ở thời điểm hiện tại. Bảo vệ môi trường cũng sẽ có lợi to lớn cho con cháu của chúng ta ở các thế hệ sau. Hành tinh này là di sản của chúng ta dành cho các thế hệ tương lai sau này.

Xem thêm: Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân – Thực trạng – tác hại và biện pháp khắc phục

Những biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường?

Tích cực trồng nhiều cây xanh hơn

Có thể bạn không biết, cây xanh là nguồn cung cấp oxy chính cho bầu khí quyển của chúng ta và cũng là nguồn cung cấp khí cacbonic, giảm hiện tượng xói mòn đất và hệ sinh thái.

Vì vậy, nên trồng thật nhiều cây xanh xung quanh nhà và các khu chung cư để tận hưởng bầu không khí trong lành thoáng đãng do cây tạo ra, tránh chặt phá rừng bừa bãi.

Tận dụng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên

Nếu tất cả chúng ta đều sử dụng năng lượng và vận chuyển các dịch vụ khác nhau một cách cẩn thận kỹ lưỡng hơn thì chúng ta hoàn toàn có thể giảm được lượng khí thải độc hại vào trong không khí, đất và nước. Bằng cách lập nên các kế hoạch bảo vệ môi trường, chúng ta có thể tạo ra được sự khác biệt và làm cho môi trường trở nên xanh, sạch và đẹp.

Các loại thuốc bảo vệ thực vật như là thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng,… hay các loại hóa chất dùng trong quá trình vệ sinh hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh như ung thư, Parkinson và các bệnh liên quan đến não bộ. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng các dụng cụ, vật liệu có xuất phát từ thiên nhiên để bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Sử dụng các nguồn năng lượng sạch

Chúng ta nên và cần thực hiện thay đổi những thói quen sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Bất cứ khi nào có thể thì con người nên sử dụng năng lượng từ gió, ánh sáng mặt trời vì đó đều là những dạng năng lượng vô cùng sạch vì sản xuất và tiêu thụ sẽ không tạo ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính như khi chúng ta sử dụng các  nhiên liệu hóa thạch.

Sử dụng các loại năng lượng từ mặt trời
Sử dụng các loại năng lượng từ mặt trời

Tiết kiệm điện năng để bảo vệ môi trường

Nhiều người vẫn thường có thói quen để phích cắm vào ổ điện ngay cả khi không sử dụng tới các thiết bị điện như tivi, quạt, sạc điện thoại, laptop, máy tính …). Hành động này sẽ vô tình gây ra việc lãng phí một lượng điện năng tương đối lớn vì ngay cả khi cài đặt các máy móc này ở chế độ chờ thì chúng vẫn phần nào đó làm tiêu tốn điện, năng lượng. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên nhớ rút phích cắm ra khỏi ổ cắm hoặc tắt tất cả các thiết bị điện khi không cần sử dụng tới.

Giảm thiểu việc sử dụng túi ni lông

Túi ni lông tuy nhỏ nhưng phải mất tới hàng trăm, hàng nghìn năm để nó có thể phân hủy sinh học. Vì vậy chúng có thể tồn tại lâu dài trong môi trường và gây hại lớn cho con người cũng như nhiều loài sinh vật khác sống dưới nước và đại dương. Mỗi ngày, mỗi năm để có thể sản xuất ra 100 triệu túi ni lông, cần tới 12 triệu thùng dầu hỏa. Do đó, bạn hãy nghĩ đến việc dùng giấy hoặc lá cây, rổ tre,… để đóng gói các mặt hàng, sản phẩm thay vì sử dụng loại túi độc hại này nhé!

Dùng tiết kiệm giấy

Giảm thiểu việc sử dụng giấy sẽ làm giảm tần suất chặt cây để sản xuất ra giấy. Từ đó, làm giảm lượng khí thải CO2 ra ngoài môi trường giúp bảo vệ rừng tự nhiên và các hệ sinh thái mà chúng cung cấp.

Sử dụng các sản phẩm được tái chế

Đây là một trong những cách giúp chúng ta bảo vệ môi trường  được ưa chuộng nhất hiện nay. Bởi với cách làm này, chúng ta có thể tận dụng tối đa được rác thải nhựa để tạo ra những sản phẩm mới và vẫn có ích trong cuộc sống.

Ưu tiên việc sử dụng các loại sản phẩm tái chế sẽ có hiệu quả làm sạch môi trường hơn, tái sử dụng tài nguyên cũng sẽ giúp tạo việc làm cho nhiều người lao động.

Ứng dụng những tiến bộ khoa học hàng đầu

Môi trường sống có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe con người cũng như sự phát triển của xã hội. Vì vậy, việc chúng ta sử dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ nhằm bảo vệ môi trường là điều hoàn toàn cần thiết.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt hoạt động này là 1 trong 5 nhóm công nghệ được ưu tiên hàng đầu trong định hướng phát triển khoa học và công nghệ tới năm 2020. Vì vậy, ở nước ta đang từng bước quan tâm hơn đến việc áp dụng các giải pháp khoa học và công nghệ ở trong lĩnh vực môi trường nhằm góp phần giảm thiểu tối đa ô nhiễm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Xử lý nguồn nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường

Cần có những biện pháp xử lý tình trạng ô nhiễm nước thải từ các khu đô thị lớn hay các khu công nghiệp tập trung, những nơi có lượng nước thải xả ra cực nhiều,… để có thể khắc phục được tình trạng ô nhiễm nguồn nước, góp phần lấy lại sự trong sạch của môi trường sống của chúng ta.

Khu xử lý nước thải của một xưởng sản xuất
Khu xử lý nước thải của một xưởng sản xuất

Trên đây là những thông tin hữu ích về môi trường là gì cũng như vai trò và các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường. Hy vọng rằng bài viết đã có thể mang lại cho bạn chút kiến thức bổ ích trong việc xây dựng một môi trường trong lành, sạch sẽ.


Danh Mục: Là Gì

Leave a Comment