Thuỷ ngân là gì? Cần làm gì khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ

Thuỷ ngân là gì? Cần làm gì khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ là chủ đề hôm nay pgdninhphuoc.edu.vn cùng bạn tìm hiểu. Hãy đọc thật kĩ bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.!

Năm 2019, tại Hà Nội đã xảy ra vụ cháy nổ nhà máy Rạng Đông khiến cho một lượng lớn thủy ngân bị rò rỉ khiến nhiều người lo lắng và quan ngại. Tuy vậy, vẫn còn nhiều người chưa biết thuỷ ngân là gì? Có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người? Phải làm gì khi nhiệt kế trong thuỷ ngân bị vỡ? Bài viết sau đây của muahangdambao.com hy vọng sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan.

Thuỷ ngân là gì?

Thủy ngân (tiếng Anh: Mercury) là một nguyên tố hóa học thuộc vào nhóm kim loại. Nó thường xuyên xuất hiện trong tự nhiên như trong không khí, nước và đất.

Thủy ngân là chất gì?
Thuỷ ngân là chất gì?

Thủy ngân có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như là kim loại, thủy ngân vô cơ, thủy ngân hữu cơ,… Các dạng phổ biến trong tự nhiên thường là thủy ngân kim loại, thủy ngân sunfua, thủy ngân clorua và metyl thủy ngân. Các dạng này có thể chuyển hóa qua nhau thông qua hoạt động của một số loại vi sinh vật và các quá trình tự nhiên.

Thủy ngân là dạng kim loại được xếp vào diện đặc biệt bởi khi ở nhiệt độ bình thường nó sẽ ở dạng lỏng. Chính vì thế nên rất dễ lan truyền và chảy vào nhiều vị trí khác nhau. Nó được sử dụng nhiều trong những chiếc cặp nhiệt độ truyền thống. Ngoài ra, thủy ngân còn có ở trong các loại pin con thỏ, mỹ phẩm hay các loại hải sản tươi sống ở vùng biển sâu như cá ngừ. Ở Việt Nam thì thủy ngân còn được dùng ở trong các dạng phích nước vẫn đang được sản xuất và bán ở khá nhiều nơi.

Thuỷ ngân có tác hại gì?

Mặc dù thuỷ ngân là một loại hợp chất được ứng dụng trong nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau nhưng đây cũng là một loại chất nguy hiểm, cần hết sức cẩn thận khi sử dụng.

Nếu chúng ta không may tiếp xúc trực tiếp với thuỷ ngân thì chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ. Ngoài ra, chất này cũng làm ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý sạch sẽ, đúng cách.

Nhiệt kế thuỷ ngân là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Nhiệt kế thủy ngân là một dạng nhiệt kế được phát minh bởi nhà vật lý học người Hà Lan – Daniel Gabriel Fahrenheit tại Amsterdam vào năm 1714. Dụng cụ này được sử dụng để đo nhiệt độ cơ thể, đo nhiệt độ của nước, không khí và các dung dịch khác.

Cấu tạo của nhiệt kế thủy ngân cấu tạo gồm 3 phần như sau:

  • Phần cảm nhận nhiệt độ: Đây chính là bầu đựng thủy ngân, có tác dụng nhận nhiệt từ môi trường bạn cần đo. Dưới tác động của nguyên lý giãn nở của vật chất, tùy vào từng mức nhiệt độ mà sự giãn nở của thủy ngân sẽ có sự khác nhau, theo đó sẽ đo được nhiệt độ môi trường.
Nhiệt kế thuỷ ngân được chế tạo bởi nhà khoa học người Hà Lan
Nhiệt kế thuỷ ngân được chế tạo bởi nhà khoa học người Hà Lan
  • Ống mao dẫn: Là cột dẫn thủy ngân giãn nở khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường từ đó đo được nhiệt độ hiện tại của môi trường.
  • Phần hiển thị kết quả: Gồm các vạch số, dựa theo nguyên tắc giãn nở của thủy ngân mà từng độ cao trên ống mao dẫn sẽ được vạch ra những mức nhiệt độ tương ứng.

Nguyên lý hoạt động: Nhiệt kế thủy ngân hoạt động dựa trên nguyên lý sự giãn nở của thuỷ ngân trên thang nhiệt độ. Cụ thể: Nhiệt độ thay đổi sẽ làm cho cột độ chạy để mở rộng hoặc kéo thủy ngân trong ống xuống. Hoạt động này ngay lập tức hiển thị số liệu xác nhận mức hiệu chuẩn của thang đo nhiệt độ hiện tại.

Công dụng của nhiệt kế thủy ngân như thế nào?

Nhiệt kế thủy ngân được ứng dụng tương đối phổ biến trong thực tế và được dùng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể như là:

  • Trong ngành y tế: Cặp nhiệt độ thủy ngân sẽ được sử dụng để đo thân nhiệt cho bệnh nhân, giúp người bệnh cũng như là các bác sĩ có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe, nhiệt độ của cơ thể từ đó đưa ra được những phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất.
  • Trong ẩm thực: Nhiệt kế thủy ngân được dùng để kiểm soát nhiệt độ trong xuyên suốt quá trình nấu ăn. Ngoài ra, nhiệt kế thủy ngân với chất giãn nở là rượu cũng có thể được ứng dụng để đo độ cồn trong rượu.
  • Trong công nghiệp: Loại dụng cụ này được dùng để kiểm soát chính xác nhiệt độ của lò hơi, khí hay các chất lỏng giúp cho quá trình sản xuất được diễn ra chính xác và đảm bảo an toàn hơn.

Xem thêm: Silicon là gì? Silicon là nhựa hay cao su? có độc không?

Cần phải làm gì khi nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ?

Khi nhiệt kế thủy ngân không may bị vỡ, thủy ngân sẽ trào ra và hình thành các hạt thủy ngân lăn tròn trên mặt đất. Để tránh người lớn cũng như trẻ hít phải thủy ngân khi thủy ngân bốc hơi thì điều quan trọng nhất là phải nhanh chóng đưa mọi người đến khu vực an toàn không bị ảnh hưởng. Sau đó thay quần áo cũ ra, đeo găng tay cao su, khẩu trang y tế và bắt đầu thu dọn sạch sẽ thủy ngân.

  • Dùng que tăm bông ướt hoặc giấy mỏng để thu gom thủy ngân lại, cẩn thận cho các hạt thủy ngân vào bên trong lọ thủy tinh bịt kín. Động tác khi thực hiện thu gom thủy ngân phải hết sức nhẹ nhàng để tránh làm cho các hạt thủy ngân bị phân li thành các hạt nhỏ hơn, gây khó khăn hơn cho việc thu dọn.
  • Nếu có thể thì nên rắc một ít bột lưu huỳnh lên bề mặt sàn vì lưu huỳnh sẽ có phản ứng với thủy ngân và tạo thành hợp chất khó bốc hơi hơn. Nếu không có sẵn lưu huỳnh thì hoàn toàn có thể thay thế bằng lòng đỏ trứng gà, cũng đem lại hiệu quả tương tự.
Dùng bột lưu huỳnh để hạn chế phát tán thuỷ ngân trong không khí
Dùng bột lưu huỳnh để hạn chế phát tán thuỷ ngân trong không khí
  • Khi đã thu dọn xong thì phải mở hết cửa trong nhà để khu vực có thuỷ ngân vỡ thông thoáng trong vài tiếng đồng hồ sau đó mới có thể vào sinh hoạt như bình thường được.
  • Sau khi đã thu hồi được thủy ngân, lọ thủy tinh chứa thủy ngân phải được bịt kín lại, bọc lại bằng nhiều lớp nilon, dán băng dính đầy đủ và ghi chú rõ bằng nhãn ở phía bên ngoài rồi mới để lại trong thùng rác phân loại. Tuyệt đối không được làm đổ thủy ngân đã thu dọn xuống các cống rãnh nước vì sẽ làm ô nhiễm tới nguồn nước.
  • Quần áo đã bị dính thủy ngân thì nên loại bỏ hẳn, nếu muốn sử dụng trở lại thì nên nhớ phải giặt thật kỹ càng. Tốt nhất là nên ngâm bên trong nước lạnh khoảng 30 phút, sau đó ngâm 30 phút trong nước xà phòng ở nhiệt độ 770 đến 80 độ, ngâm tiếp thêm 20 phút trong nước nhiệt độ cao pha lẫn hóa chất. Cuối cùng xả bằng nước lạnh là được.
  • Đối với bệnh nhi thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và điều trị khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân hoặc nuốt phải thủy ngân.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân

Mặc dù nhiệt kế thủy ngân sở hữu thiết kế tương đối nhỏ gọn và rất dễ dàng khi sử dụng, thế nhưng bạn cũng cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng nó bởi như đã nói chất thủy ngân rất độc.

Nếu trong quá trình sử dụng nhiệt kế thủy ngân không chú ý và gặp phải sơ suất như làm rơi vỡ thì có thể khiến cho người dùng bị ho, khó thở, cảm giác đau tức ngực, nặng hơn cả là ngộ độc cấp tính, suy hô hấp hoặc tử vong nếu hít phải với liều lượng lớn.

Chính vì thế trong khi sử dụng loại nhiệt kế này, bạn cần hết sức thận trọng, tránh xa tầm tay của trẻ em và cần phải nắm rõ được cách xử lý trong trường hợp không may làm rơi vỡ nhiệt kế.

Xem thêm: Nhựa pp là gì? Được tổng hợp từ đâu? Có an toàn không?

Giải đáp một số câu hỏi khác liên quan đến thuỷ ngân

Để người đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về thuỷ ngân thì chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp một số thắc mắc khác có liên quan.

Chất thuỷ ngân có độc không?

Như đã nói thì thủy ngân là một kim loại tồn tại ở dạng lỏng, có màu trắng bạc, không mùi, bay hơi rất chậm ở nhiệt độ phòng (25 độ C). Một chiếc nhiệt kế thủy ngân thường sẽ chỉ chứa hàm lượng thủy ngân vào khoảng 0.61 grams (theo EPA). Thủy ngân ở dạng khí bay hơi sẽ rất độc hại đối với cơ thể con người.

Thủy ngân thông thường được dùng trong nhiệt kế sẽ là loại thủy ngân nguyên chất và cực kỳ độc hại. Tuy nhiên, nếu không may nuốt phải thuỷ ngân thì bạn cũng đừng quá lo lắng và mất bình tĩnh bởi thuỷ ngân nguyên chất có khả năng hấp thu rất kém thông qua da cũng như đường tiêu hóa và hoàn toàn có thể được đào thải ra ngoài cơ thể (khoảng 0.01% thông qua ruột khỏe mạnh).

Ngưỡng thủy ngân có thể gây độc cho cơ thể là > 4-5 micromol/lít hoặc là > 1.6 microgram/kg/ngày (theo nghiên cứu của FAO/WHO Joint Expert Committee on Food Additives).

Thuỷ ngân là một chất độc hại cần hết sức chú ý khi sử dụng
Thuỷ ngân là một chất độc hại cần hết sức chú ý khi sử dụng

Nhiễm độc thủy ngân sẽ chỉ thực sự nguy hiểm khi người nuốt đang mắc phải các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như thủng ruột. Vào lúc này thủy ngân sẽ được hấp thu dễ dàng hơn với lượng nhiều vào trong máu và có thể gây ngộ độc cấp tính.

Tuy không quá nguy hiểm khi vô tình nuốt phải thuỷ ngân nhưng sẽ rất độc hại nếu hít trực tiếp vào trong phổi, đặc biệt là với trẻ em. Khi nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ sẽ làm cho thuỷ ngân phát tán ra ngoài không khí.

Lúc này khi trẻ hít vào bên trong phổi thì thủy ngân sẽ đi qua màng phế nang vào tới máu rồi đến các cơ quan có chức năng quan trọng như thận, gan, lá lách, hệ thần kinh trung ương và gây ra viêm phổi nặng, mất trí nhớ, lơ mơ, co giật toàn thân, nôn ói, viêm ruột cấp. Trong một số trường hợp nếu tiếp xúc với lượng thủy ngân lớn thì có thể gây ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Thủy ngân kí hiệu là gì?

Đặc tính của nguyên tố thủy ngân, ký hiệu (Hg) là một kim loại nặng, có ánh bạc, có thể nóng chảy ở nhiệt độ 38,9 độ C và sôi ở 35.7 độ C.

Nồng độ thủy ngân cho phép trong cơ thể là mức bao nhiêu?

Nồng độ thủy ngân trong máu rơi vào khoảng từ 0 đến 9 ng/mL thì được coi là bình thường. Còn nếu từ 10-15 ng/mL cho thấy bạn đã bị phơi nhiễm thủy ngân ở mức độ nhẹ. Nếu nồng độ thủy ngân trong máu của bạn ở mức trên 50 ng/mL thì cho thấy bạn đã tiếp xúc quá nhiều với thủy ngân hữu cơ. Mức độ phơi nhiễm thủy ngân có thể được thay đổi dựa trên từng loại thủy ngân liên quan.

Cần phải thực hiện giải độc thủy ngân ngay khi nồng độ thủy ngân trong máu của bạn tăng lên trên mức 15 ng/mL. Thận và gan là hai cơ quan có nhiệm vụ quan trọng để lọc các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Do vậy, nếu chức năng của gan hoặc thận bị suy giảm dần chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thải độc. Hệ thống giải độc tự nhiên của cơ thể người cực kỳ hiệu quả trong việc loại bỏ độc tố bao gồm cả thủy ngân thông qua nước tiểu và phân.

Tuy nhiên, khi hàm lượng thủy ngân trong cơ thể quá cao, nó có thể sẽ vượt quá công suất hoạt động của gan và thận khiến cho gan và thận phải làm việc ở mức độ quá tải. Nếu mức thủy ngân trong máu lên tới 50 ng/mL thì có thể gây độc tính đáng kể trong cơ thể bạn và bạn cần phải giải độc thủy ngân ngay lập tức.

Làm thế nào để giải độc thuỷ ngân hiệu quả?

Bệnh nhân khi bị ngộ độc thủy ngân sẽ không làm các biện pháp gây nôn, không rửa dạ dày bởi vì sẽ có nguy cơ cao bị thủng dạ dày và thủng thực quản. Không dùng than hoạt tính giải độc vì nó hoàn toàn không có tác dụng hấp thụ thủy ngân.

Do đó, nếu bạn bị ngộ độc thủy ngân vô cơ thì các bác sĩ sẽ tiến hành truyền dịch để ngăn ngừa hiện tượng trụy tim mạch. Bên cạnh đó, bạn sẽ được đặt nội khí quản bên trong để ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn hô hấp nếu niêm mạc hầu họng bị tổn thương nặng. Bệnh nhân sẽ phải uống thuốc giải độc đặc hiệu ngay nếu có các triệu chứng của sự chuyển đổi thủy ngân hữu cơ thành vô cơ bên trong cơ thể.

Truyền dịch để ngăn chặn tình trạng thuỷ ngân đi sâu vào cơ thể
Truyền dịch để ngăn chặn tình trạng thuỷ ngân đi sâu vào cơ thể

Đối với những hộ dân sinh sống quanh khu vực có thủy ngân bị phát tán thì cần hết sức thận trọng, thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh cá nhân theo khuyến cáo từ Bộ y tế. Nếu thấy cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự giải độc thủy ngân nhẹ bằng một trong những cách sau:

  • Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ: Cơ thể sẽ loại bỏ tự nhiên thủy ngân và các chất độc hại khác có trong cơ thể thông qua phân. Vì thế ăn nhiều chất xơ sẽ giúp chúng di chuyển dễ dàng hơn qua hệ tiêu hóa, dẫn đến việc đi vệ sinh được nhiều hơn.
  • Uống thêm nhiều nước: Thủy ngân cũng có thể được loại bỏ trong nước tiểu, vì vậy việc uống thêm nước cũng có thể giúp tăng tốc độ cho quá trình giải độc.
  • Hạn chế tiếp xúc: Cách tốt nhất để loại bỏ hoàn toàn thủy ngân trong cơ thể là tránh các nguồn lây nhiễm mọi lúc mọi nơi khi nào bạn có thể. Khi giảm sự tiếp xúc thì mức độ thủy ngân bên trong cơ thể của bạn cũng sẽ giảm theo.

Tuy nhiên, nếu bạn có lượng thủy ngân rất cao ở trong cơ thể thì việc giải độc tại nhà có thể sẽ không đảm bảo được hiệu quả tốt. Ngộ độc thủy ngân có thể dẫn tới rất nhiều biến chứng lâu dài. Do đó, điều quan trọng là bạn cần phải thông báo cho bác sĩ tình trạng của bản thân với bác sĩ để đảm bảo rằng nồng độ thủy ngân ở trong máu của bạn trở về được phạm vi an toàn.

Xem thêm: Tìm hiểu: HF là chất gì? HF là chất điện li mạnh hay yếu?

Thủy ngân có ở đâu?

Thủy ngân có thể được sinh ra từ hoạt động của những nhà máy sản xuất điện đốt than đá, lò đốt rác và các đám cháy rừng lớn. Ngoài ra, một số đồ vật quen thuộc mà chúng ta dùng thường ngày cũng chứa thủy ngân gồm: Bóng đèn điện huỳnh quang, đèn neon, các thiết bị sưởi và làm nóng, nhiệt kế, dung môi trong phòng thí nghiệm và hỗn hợp hàn răng trong các phòng khám nha khoa.

Thuỷ ngân là chất rắn hay lỏng?

Thủy ngân có ký hiệu trong hóa học là Hg, viết tắt của từ Hydrargyrum, trong tiếng Hy Lạp thì là Hydrargyros – một từ ghép có nghĩa của “nước” và “bạc”, nhằm chỉ đặc điểm tính chất của thủy ngân là lỏng như nước và có ánh kim sáng như bạc.

Thảm họa từ tình trạng khai thác thủy ngân ồ ạt

Vào một ngày của tháng 5 năm 1956, có bốn bệnh nhân được đưa vào bệnh viện tại thành phố Minamata ở phía bờ tây của đảo Kyushu, Nhật Bản, với các triệu chứng giống hệt nhau là: Sốt cao, liên tục co giật, rối loạn tinh thần, mất nhận thức, hôn mê sau và sau đó tử vong. Sau đó, hàng loạt trường hợp tử vong khác tương tự khiến cho các bác sĩ lập tức bật báo động. Không chỉ con người mà các loài động vật, chim trên địa phương cũng chết vô số.

Thảm họa kinh hoàng do thuỷ ngân gây ra tại Nhật Bản vào năm 1956
Thảm họa kinh hoàng do thuỷ ngân gây ra tại Nhật Bản vào năm 1956

Nguyên nhân ban đầu được xác định là bị nhiễm độc thủy ngân liều cao. Kết quả xét nghiệm hàm lượng thủy ngân có trong tóc của các bệnh nhân tại Minamata lên đến 705 ppm trong khi những người bình thường không có biểu hiện mắc bệnh thì hàm lượng này cũng lên đến 191 ppm. Ngày nay, các cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ đã giới hạn ngưỡng an toàn đối với thủy ngân chỉ là 1 ppm mà thôi.

Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp quý vị hiểu được thuỷ ngân là gì, sự nguy hiểm của nó ra sao cũng như cách để đảm bảo an toàn khi nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ.


Danh Mục: Là Gì

Leave a Comment